Ứng dụng công cụ quản trị OKRs tại FSI


Nhằm quản trị công việc một cách hiệu quả và dễ dàng hơn cần phải có sự hỗ trợ của các công cụ. Trong đó, Công cụ OKRs (Objectives and Key Results) không chỉ chỉ đưa Google từ một công ty Startup trở thành một “gã khổng lồ” công nghệ, mà còn được ứng dụng trong nhiều Startup “kỳ lân” khác như LinkedIn, Twitte và Uber…Và hiện tại, công cụ này đang được triển khai ứng dụng tại nhiều bộ phận của FSI. Vậy thực chất OKRs là gì và FSI ứng dụng nó ra sao?


Khái niệm OKRs

OKRs (Objectives and Key Results) là công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lí mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, tập trung vào nổ lực đóng góp cá nhân, nhóm, tổ chức, đo lường các đóng góp ấy đễ giúp tổ chức phát triển.

Mục đích chính của OKRs là kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân đễ đảm bảo tất cả mọi thành viên tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.

Mỗi OKRs gồm có 2 phần:

  • Objective (mục tiêu): Những gì tôi muốn hoàn thành? Mục tiêu nên có ý nghĩa, đầy tham vọng và gắn kết với mục tiêu của công ty bộ phận.
  • Key Results (kết quả then chốt): Làm cách nào đễ tôi hoàn thành mục tiêu? Kết quả then chốt cần đo lường được, giới hạn về số lượng (3-5 kết quả then chốt) và thời hạn cụ thể, rõ ràng.

OKRs và KPIs, điều khác biệt là gì?

Lựa chọn giữa KPIs và OKRs?

KPIsOKRs
  • Chủ yếu được dùng để quản lý và thúc đẩy thành công trong doanh nghiệp
  • Hỗ trợ giải quyết vấn đề, cải thiện quy trình và thúc đẩy cải tiến cho doanh nghiệp
  • Tập trung đo lường kế quả và đánh giá hiệu suất hoạt động cuả nhân viên
  • Giúp nhân viên xác định các ưu tiên trong công việc hiệu quả hơn
  • Đảm bảo quy trình hoạt động diễn ra ổn định
  • Thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu lớn và sự sáng tạo của nhân viên

Tại sao cần ứng dụng công cụ quản trị OKRs?

  • Gắn kết mục tiêu của nhóm với các mục tiêu ưu tiên của công ty: OKRs giúp cho việc liên kết mục tiêu trở nên dễ dàng hơn. Khi mục tiêu cá nhân gắn với bộ phận, mục tiêu bộ phận gắn với công ty, thì việc tập trung nguồn lực, đồng bộ nhóm làm việc, nâng cao hiệu suất là việc dễ dàng.
  • Đặt các mục tiêu có thể đo lường được: Khi các mục tiêu được thiết lập mà không có các chỉ số cụ thể, nó sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi các đội có thực sự đạt được mục tiêu hay không. Các mục tiêu của OKRs thì rõ ràng và có thể đo lường được, các nhà quản lý có thể theo dõi được tiến trình một cách dễ dàng hơn.
  • Có tầm nhìn vào tiến độ mục tiêu: Sau khi thiết lập được mục tiêu, các nhà quản lý không có cách nào theo dõi sự tiến bộ và xác định ai đang làm việc gì. OKRs giải quyết bằng cách hiển thị tiến trình mục tiêu, giúp các nhà quản lý thấy được ai đang xuất sắc thực hiện theo mong đợi hay ai đang tụt hậu.
  • Hướng hiệu suất: Khi các nhà quản lý có thể xem và theo dõi ai đang hoạt động tốt, điều này giúp họ tạo ra và duy trì nền văn hóa dựa theo hiệu suất.

FSI đã bắt đầu triển khai Công cụ hỗ trợ OKRs trong quản trị công việc. Bước đầu đã có những thành công nhất định. Chúng ta cùng nhau cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra.

Đăng ký nhận tin

Nắm bắt những thông tin hữu ích và mới nhất về giải pháp công nghệ từ FSI

THEO DÕI FACEBOOK

THAM GIA CỘNG ĐỒNG

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

BÀI VIẾT NỔI BẬT

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN
TỪ DOCEYE

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ

Website chính thức Xoilac TV