Marketing cũng cần chuyển đổi số: Câu chuyện chuyển đổi số thành công của Unilever

5/5 - (1 bình chọn)

Theo Phó chủ tịch Marketing Unilever VN: “Chuyển đổi số được là trọng tâm chiến lược của Unilever” trong những năm gần đây.

Unilever đã ứng dụng chuyển đổi số để tạo nên chiến lược marketing đặc biệt

Với mục tiêu đưa chuyển đổi số vào trọng tâm chiến lược, Unilever đã và đang đầu tư vào kết nối, Internet of Things (IoT), robot, trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế tăng cường (AR) để tạo thành một chuỗi liên kết của mình với các đối tác và người tiêu dùng. Đồng thời tạo nên một cuộc cách mạng marketing hoàn toàn triệt để, đi trước cả những nỗ lực của các đối thủ khác cùng ngành.

Người dùng sẽ luôn được tiếp cận chính xác bởi những nội dung được cá nhân hóa một cách gần gũi mà họ thực sự quan tâm trên thiết bị công nghệ.

“Hành vi của khách hàng đã thay đổi trong thời đại số và cách Unilever làm marketing cũng vậy”

Môi trường số đang tạo ra nhiều “quyền lực” hơn cho người tiêu dùng. Khách hàng có thể nhấn bỏ qua, ẩn, thậm chí là chặn bất cứ trải nghiệm nào không hấp dẫn và phù hợp với họ.
Chính vì vậy, Unilever luôn chú trọng vào sự sáng tạo và những công nghệ mới có thể đem lại trải nghiệm tốt hơn, mới mẻ hơn cho người dùng.

Đối với Unilever VN, họ luôn “Muốn thay đổi cách quảng cáo thông điệp “1-for-all” tới người tiêu dùng. Thay vào đó, “thiết kế riêng” những nội dung biến đổi đa dạng, dành cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Đồng thời nhận diện được ngữ cảnh liên quan để thương hiệu xuất hiện phù hợp nhất và được đón nhận tốt nhất” – Phó chủ tịch Marketing Unilever VN chia sẻ.

Xem thêm: Mọi điều cần biết về lưu trữ tài liệu kế toán (cập nhật mới nhất)

Unilever: Thành công với trải nghiệm “nội dung 1-1” được “thiết kế riêng” nhờ Big Data và AI

Là một tập đoàn toàn cầu sở hữu nguồn dữ liệu khách hàng “khổng lồ” nên để tiếp cận với cách truyền thông mới đòi hỏi đội ngũ marketing của Unilever phải phân tích được big data để biết được ai – ở đâu – khi nào – thế nào là ngữ cảnh liên quan, để đưa ra thông điệp phù hợp.

Unilever và chiến dịch Hệ thống cảnh báo dịch bệnh tự động của Lifebuoy

Trong chiến dịch “Lifebuoy – Hệ thống cảnh báo dịch bệnh tự động” vừa nhận bộ đôi giải Vàng Smarties Vietnam 2019, nhãn hàng nhận thấy tính cấp thiết của việc cần cảnh báo cộng đồng tăng cường vệ sinh thân thể với Lifebuoy để phòng các dịch bệnh trước khi chúng thực sự xảy ra.

Áp dụng mô hình thống kê học xác định chỉ số liên quan giữa các yếu tố gồm thời tiết, nhiệt độ, số lượng tìm kiếm với dữ liệu bệnh học ở các địa phương, Lifebuoy thông qua công cụ quảng cáo tự động Google “Ruled By Weather”, đã có thể truyền tải nội dung truyền thông phù hợp cho người dân ở từng nơi khác nhau.

Cũng là “marketing nhờ dữ liệu”, nhưng “OMO Matic – Hãy thể hiện, đừng chỉ viết” và “Clear Men Dzô! 100% Gánh team bất bại” sử dụng cả công nghệ đột phá bậc nhất trong thời đại 4.0 kết hợp cả trí thông minh nhân tạo (AI).

Unilever – OMO sử dụng giải pháp AI để truyền thông vào dịp Ngày của Mẹ

Dùng giải pháp AI từ Google Vision để nhận diện và tổng hợp nội dung của các hình ảnh công khai trên internet trong dịp Ngày của Mẹ, chiến-dịch-1-ngày của OMO Matic thông qua YouTube Director Mix có thể tạo hàng trăm mẫu quảng cáo tức thời ứng với hàng trăm “real-time relevant context” khác nhau về tình cảm cho mẹ của hàng triệu người dùng.

Trong khi đó, Clear Men, với sản phẩm đột phá Clear Men Beer cần xuất hiện ở những khoảnh khắc ăn mừng, đã vận dụng giải pháp AI Grapeshot từ Oracle để xây dựng mô hình dự đoán, định vị trước những khoảnh khắc ăn mừng sắp xảy ra trong tương lai để đưa thông điệp và hình ảnh “cheers” của sản phẩm xuất hiện.

Hành trình ứng dụng chuyển đổi số để “hô biến” những câu chuyện không mới của Unilever

Hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng với những sản phẩm đã quá đỗi quen thuộc, không phải lúc nào Unilever cũng có những “câu chuyện mới”. Vậy họ đã làm gì để làm mới những nội dung đã cũ?

Câu trả lời nằm ở chiếc “đũa phép” công nghệ!

OMO và câu chuyện “OMO – Tự nguyện lấm bẩn & Vui chơi an toàn” đã không còn xa lạ. Nhưng thay vì kêu gọi theo cách thông thường, Unilever đã “mới hóa” lời kêu gọi này bằng cách sử dụng AR camera trên điện thoại và chia sẻ lời kêu gọi của mình một cách đầy ấn tượng và nhận được nhiều đóng góp ý nghĩa.

Hay Unilever – P/S cũng rất am hiểu mẹ khi tạo ra chat bot giúp mẹ nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày tiện lợi hơn.

Chính công nghệ số đã giúp những câu chuyện của Unilever được thể hiện sinh động, chân thực và mới mẻ hơn.

Có thể thấy rằng, không ngừng sáng tạo, không ngừng cập nhật những xu hướng mới của chuyển đổi số giúp nâng cao trải nghiệm người dùng chính là chìa khóa giúp Unilever có được sự thành công và sự tin tưởng của người dùng như hôm nay.

Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong cơ quan nhà nước

Toàn cảnh báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023 và dự báo xu hướng 2024

Đăng ký nhận tin

Nắm bắt những thông tin hữu ích và mới nhất về giải pháp công nghệ từ FSI

THEO DÕI FACEBOOK

THAM GIA CỘNG ĐỒNG

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

BÀI VIẾT NỔI BẬT

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN
TỪ DOCEYE

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ DEMO MIỄN PHÍ