Từ việc chuẩn đoán thời gian thực được hỗ trợ bởi học máy (Machine Learning) đến sự phát minh của những thiết bị đeo tay có khả năng theo dõi và truyền trực tiếp thông tin từ bệnh nhân ở xa cho bác sĩ, lĩnh vực cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang dần trở thành cái nôi cho sự phát triển của hàng loạt những loại hình công nghệ mới.
Với mục tiêu duy trì và nâng cao sức khỏe cộng đồng, những thiết bị công nghệ cao này được thiết kế để giảm số lần nhập viện và những chi phí liên quan cho các bệnh nhân. Theo tiến sĩ Felix Matthews, giám đốc điều hành kiêm bác sĩ lãnh đạo ở Deloitte, đây hẳn là một bước tiến, bước chuyển giao trong công nghệ y tế, từ sản xuất những sản phẩm công nghệ cao để chữa bệnh, nâng cao dịch vụ chăm sóc đặc biệt sang các sản phẩm giúp phòng ngừa bệnh và chăm sóc ban đầu.
Những thách thức tiếp theo cho các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe là tìm ra những công cụ và mức đầu tư phù hợp nhất để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa số bệnh nhân có thể tiếp cận và chăm sóc tốt hơn với công nghệ mới này. Dưới đây, tiến sĩ Felix Matthews bàn về 5 xu hướng công nghệ quốc tế có tiềm năng phát triển và tạo ảnh hưởng tích cực nhất trong ngành chăm sóc sức khỏe năm 2024:
Các thiết bị theo dõi chỉ số sức khỏe đeo tay
Các thiết bị theo dõi sức khỏe đeo này ngày càng phổ biến trên thế giới
Các thiết bị đeo tay theo dõi sức khỏe không còn mấy xa lạ với ngành chăm sóc sức khỏe. Đây là những sản phẩm rất được ưa chuộng, giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, các y bác sĩ dễ dàng thu thập nhiều và đa dạng thông tin từ người bệnh hơn.
Với các thiết bị chuyên dụng này và sự xuất hiện của thiết bị theo dõi sức khỏe khi tập thể dục (Apple Watch), quy trình thu thập thông tin được thực hiện dưới dạng theo dõi bệnh nhân từ xa, với những chỉ số cụ thể như huyết áp, mức đường huyết hay dấu hiệu của bệnh rung tâm nhĩ được gửi trực tiếp đến bàn làm việc của các chuyên.
Ngoài ra, các thiết bị này còn được áp dụng nhiều trong công trình nghiên cứu y khoa. Một ví dụ điển hình là công ty Apple, với sản phẩm Apple Watch đã hợp tác thành công với các tổ chức y tế hàng đầu thế giới để công bố 3 nghiên cứu khoa học tiên tiến về sức khỏe phụ nữ, sức khỏe tim mạch và tiếp xúc với tiếng ồn. Ấn Hơn 400,000 người dùng Apple Watch đã đồng ý tham gia thực hiện nghiên cứu này.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
AI đã được ứng dụng hiệu quả trong ngành chăm sóc sức khỏe
Trong tương lai gần, AI sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe. Khi các mối lo bảo mật hệ thống thông tin giữa bệnh nhân và bác sĩ ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, AI có thể được sử dụng để dễ dàng nhận ra các hành vi bất thường trên mạng lưới thông tin, theo dõi, dự đoán và xử lý các phần mềm gian lận, độc hại dựa trên các đặc điểm xác định trước đó.
Công nghệ này cũng đang giúp bệnh nhân kiểm soát tốt hơn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. AI bao gồm nhiều công cụ như chatbot để được trợ giúp nhanh chóng với những bệnh nhẹ; các thiết bị đeo tay thông minh giúp ghi lại dữ liệu chỉ số sức khỏe và dự đoán tình trạng sức khỏe trong tương lai. Ngoài ra, AI cũng có thể phát triển các thuật toán cung cấp đầy đủ thông tin chuyên sâu hữu ích cho các bác sĩ, chuyên gia về ung thư khi đọc sinh thiết.
Tuy nhiên, AI hiện nay vẫn chưa được áp dụng có hệ thống mà chỉ được ứng dụng theo từng phân khúc.
Theo tiến sĩ Matthews, trí tuệ nhân tạo hiện tại chủ yếu là các công ty riêng lẻ sử dụng một thuật toán AI với một biến đơn giản để giải quyết một vấn đề riêng rẽ. Hướng đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong y khoa, tiến sỹ Matthes kỳ vọng vào sự hợp tác, liên minh phát triển giữa các công ty công nghệ và các tổ chức chăm sóc sức khỏe để trong chỉ một đến hai năm tới, các thuật toán sẽ có khả năng xử lý nhiều nguồn dữ liệu cùng một lúc từ những biến khác nhau. Khi đạt được điều này, sẽ không còn có bất cứ giới hạn nào lên sự phát triển trong ngành chăm sóc sức khỏe.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa (TeleHealth)
Theo khảo sát, có hơn 50% bệnh nhân thích khám chữa bệnh từ xa hơn là trực tiếp
Ngày càng nhiều bác sĩ, cơ sở chuyên khoa y tế chuyển sang hoặc bổ sung hình thức cung cấp các dịch vụ từ xa. Khi các công ty bảo hiểm quyết định chuyển sang cung cấp các khoản hoàn trả cho TeleHealth và phạm vi bảo hiểm cho TeleHealth được mở rộng thì những lợi ích của mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa này sẽ trở nên rõ ràng, hấp dẫn hơn.
Ví dụ cụ thể là một công dân cao tuổi đang nằm trong quá trình hồi phục, chăm sóc có thể nhận được tư vấn trên thiết bị điện tử mà không cần chịu chi phí về tài chính và tránh được khó khăn khi đi lại đến bệnh viện.
Những cuộc trao đổi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa sẽ ngày càng vượt ra khỏi phạm vi thông thường là giữa chuyên gia với bệnh nhân có bệnh nhẹ hoặc đang trong quá trình hồi phục. Tiến sĩ Matthews cho rằng sự phát triển này rất quan trọng đối với những người ở nông thôn hoặc những người dân ở nơi hẻo lánh cần nhiều giúp đỡ về mặt y tế, y khoa chuyên sâu. Họ có thể liên lạc với một chuyên gia ở xa để đưa ra những chẩn đoán và lời khuyên phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Thực tế ảo (Virtual Reality)
Công nghệ thực tế ảo chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng với ngành chăm sóc sức khỏe trong tương lai gần.
Nhiều bệnh viện quốc tế nói chung, đặc biệt là bệnh viện dưỡng lão đang áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) giúp các bệnh nhân khôi phục trí nhớ bằng cách “ghé thăm” lại những khu du lịch, khu phố thời thơ ấu của họ hay chỉ đơn giản là khung cảnh thiên nhiên yên bình với những loài cây và động vật yêu thích. Những trải nghiệm này giúp khơi gợi chủ đề thảo luận nhóm và thúc đẩy mối quan hệ xã hội giữa các bệnh nhân.
Những hình ảnh sinh động từ hệ thống thực tế ảo có thể được sử dụng như phương thức đánh lạc hướng thay cho thuốc giảm đau. Liệu pháp này đặc biệt áp dụng cho những bệnh nhân dị ứng thuốc giảm đau hay đã dùng quá liều giảm đau cho phép.
Về tính giáo dục, VR có thể giúp bác sĩ giải thích biện pháp trị liệu một cách đơn giản và dễ dàng hơn cho các bệnh nhân. Ví dụ như khi bác sĩ giải thích phác đồ trị liệu, VR có thể chiếu hình ảnh một khối u hoặc một bộ phận cơ thể người cần phẫu thuật nào đó cho bệnh nhân dễ hình dung hơn. Thêm vào đó, VR cung cấp cho người dùng một cái nhìn trực quan và sâu sắc hơn về những căn bệnh hiện nay. Tai nghe kết hợp với màn hình, phần mềm VR có thể cho phép người dùng hình dung, hiểu và cảm nhận được tình hình của những người mắc bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, VR còn cho phép các bác sĩ phẫu thuật hình dung cụ thể ra những trở ngại, khó khăn tiềm ẩn trước những ca mổ phức tạp để có thể lên kế hoạch đối phó, phòng ngừa. Theo tiến sĩ Matthews, đây có thể coi là một trong những công dụng tiềm năng, then chốt nhất của VR.
Mạng truyền thông 5G
5G sẽ trở thành cuộc cách mạng cho không chỉ ngành chăm sóc sức khỏe mà tất cả các ngành nghề, tất cả các quốc gia trên thế giới
Sự xuất hiện của mạng 5G có khả năng thay đổi việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng cách tăng tốc độ, dung lượng mạng và giảm độ trễ mạng. Hệ thống mạng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền, trao đổi hình ảnh y tế với độ phân giải lớn và hỗ trợ các sáng kiến chăm sóc sức khỏe, theo dõi bệnh nhân từ xa, cùng hàng loạt những tính năng phức tạp khác của AI, VR, và AR (Augmented Reality – thực tế ảo tăng cường).
Ngoài ra, 5G kết hợp với Wi-Fi 6 sẽ có thể giúp việc tải tài liệu và trao đổi thông tin giữa tất cả các thiết bị di động mà máy tính bảng trong toàn bộ hệ thống bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe trơn tru và nhanh chóng hơn gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, ngoài những đánh giá tích cực về những tính năng hiện đại trên, 5G cũng bị chỉ trích vì tầm phủ sóng của mạng 5G ngắn hơn nhiều so với 4G. Do đó việc áp dụng một hệ thống 5G hoàn chỉnh sẽ đòi hỏi bệnh viện phải lắp đặt hàng nghìn cột anten mới, làm dấy lên nhiều mối lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, vẫn còn nhiều thắc mắc từ công chúng về việc những hệ thống, thiết bị điện tử nào thì tương thích với 5G.
Xem thêm: Hệ thống quản lý văn bản điện tử đáng sử dụng nhất cho doanh nghiệp |